Nguy cơ tạm dừng hoạt động đối với doanh nghiệp đông công nhân

32/2 Tống Văn Hên, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.HCM

kixone24@gmail.com

0935 536 810
Tin tức

Nguy cơ tạm dừng hoạt động đối với doanh nghiệp đông công nhân

    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID -19 TPHCM vừa có Quyết định Ban hành Bộ 10 chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus SASR-CoV-2 tại doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM . Căn cứ vào Bộ chỉ số đánh giá đó, nếu doanh nghiệp nào có chỉ số tính rủi rất cao (80-100%) sẽ không được hoạt động. Theo đó, doanh nghiệp từ 1.000 NLĐ trở lên sẽ gặp nhiều khó khăn...

     

     

     

    Sắp xếp đảm bảo đủ khoảng cách

     

    Ngày 7.4, một số doanh nghiệp tại TPHCM đã nhanh chóng có những điều chỉnh ứng phó đáp ứng các tiêu chí để bảo đảm sản xuất cũng như an toàn sức khỏe cho NLĐ.

     

    Trưa cùng ngày, chúng tôi có mặt tại Xí nghiệp may 2 của Công ty CP Việt Hưng (có gần 1.000 CNLĐ, chuyên may hàng xuất khẩu đi Mỹ, Châu Âu ở Quận 12, TPHCM) và chứng kiến các nhân viên kỹ thuật, công nhân tranh thủ kê lại các máy may sao cho khoảng cách giữa 2 CN ngồi may đảm bảo đủ 2m.

     

    Ông Phan Công Minh, Tổng Giám đốc Công ty Việt Hưng, cho biết, đến nay dù chưa nhận được văn bản chính thức từ các cơ quan chức năng về việc tự đánh giá mức độ rủi ro lây nhiễm virus SASR-CoV-2, nhưng thông qua báo chí công ty có biết đến bộ tiêu chí này. Ông Minh cho biết, những việc như phát khẩu trang, đo thân nhiệt cho CN, yêu cầu NLĐ rửa tay trước khi vào nhà xưởng, nhà ăn… công ty đã thực hiện ngay từ khi có khuyến cáo của các cơ quan chức năng. “Trong bộ 10 chỉ số này, có hai chỉ số mà các doanh nghiệp dệt may, da giày có đông lao động thường bị rơi vào thang điểm cao (rủi ro lớn) đó là chỉ số thành phần số 2 về mật độ NLĐ làm việc ở các phân xưởng bình quân/m2 vì do tính chất dây chuyền và chỉ số thành phần số 6 về khoảng cách giữa các CN ở nhà ăn. Tuy nhiên, đây lại là điều doanh nghiệp có thể khắc phục được thông qua việc kéo giãn dây chuyền và phân tán lượng công nhân tập trung tại nhà ăn. Khi kéo giãn dây chuyền, tất nhiên sẽ có ảnh hưởng đến thói quen của CN khi không thể ngồi yên để chuyển sản phẩm của mình cho công đoạn sau như trước mà có thể cần có hỗ trợ thêm” - ông Minh chia sẻ.

     

    Còn ông Lưu Kim Hồng - Chủ tịch CĐ Công ty Nidec Việt Nam - cho biết, công ty cũng đã thực hiện một số biện pháp nhằm phòng chống lây nhiễm dịch COVID-19, bảo đảm an toàn cho NLĐ như  yêu cầu NLĐ rửa tay ngay tại cổng công ty trước và sau khi quẹt thẻ chấm công; sơn vạch bảo đảm khoảng cách ít nhất 1,2m tại những nơi CN phải chờ để chấm vân tay, khu vực nhà ăn. Đặc biệt Cty còn sử dụng các tấm nhựa trong để ngăn cách tại khu vực bàn ăn, để mỗi CN ngồi trong một ngăn, hạn chế nói chuyện giữa NLĐ trong khi sản xuất cũng như ăn ca, ai vi phạm sẽ bị xử lý lỷ luật… 

     

    Ông Hồng nói: “Cái khó nhất là phải giữ đủ khoảng cách giữa các NLĐ trong dây chuyền sản xuất. Cty đã thí điểm làm vách ngăn giữa các NLĐ trong dây chuyền, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nên tiếp tục phải nghiên cứu, cải tiến vách ngăn nữa để làm sao hạn chế sự lây nhiễm của virus nếu có, nhưng cũng tạo thuận tiện cho NLĐ khi làm việc”.

     

    Doanh nghiệp từ 1.000 NLĐ trở lên gặp nhiều khó khăn

     

    Ông Vũ Văn Hùng - Chủ tịch CĐ Cty Hansae Việt Nam, ở Huyện Củ Chi, TPHCM - phân tích: Tại chỉ số thành phần số 1 quy định về số lượng CN làm việc tập trung của doanh nghiệp thì chỉ cần doanh nghiệp nào có từ 1.000 CN trở lên là đạt điểm 7. Theo quy định thì nếu doanh nghiệp nào có chỉ số rủi ro lây nhiễm trung bình, nhưng nếu có bất kỳ một chỉ số nào trong 10 chỉ số đạt từ 7 điểm trở lên thì không thể hoạt động. Như vậy, nếu doanh nghiệp nào có từ 1.000 CN làm việc tập trung mà có chỉ số rủi ro lây nhiễm trung bình đều phải ngừng hoạt động. Trong khi số lượng doanh nghiệp có từ 1.000 CN trở lên ở TPHCM thì rất nhiều.

     

    “Đánh giá cá nhân của tôi thì chỉ số rủi ro lây nhiễm của Cty chúng tôi ở thang điểm 40% - 50%, tức là ở mức trung bình. Do Cty chúng tôi có hơn 7.000 lao động, theo chỉ số thành phần số 1 thì công ty đạt số điểm 10, tức là mức độ rủi ro cao nhất. Nếu kết hợp hai yếu tố này thì Cty sẽ không thể hoạt động được” - ông Hùng chia sẻ và kiến nghị cần xem xét các chỉ tiêu theo quy định.

     

    Ông Nguyễn Thái Thành - Phó Chủ tịch CĐ các KCX&CN TPHCM - cho biết, sẽ đôn đốc các CĐCS trực thuộc phối hợp với doanh nghiệp đánh giá khách quan, trung thực, minh bạch theo các tiêu chí đưa ra để góp phần phòng chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn, sức khỏe của NLĐ.

    GỌI NGAY CHAT ZALO MESSENGER