Ngành dệt may Việt Nam: Vì sao công nghiệp hỗ trợ đi sau?

32/2 Tống Văn Hên, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.HCM

kixone24@gmail.com

0935 536 810
Tin tức

Ngành dệt may Việt Nam: Vì sao công nghiệp hỗ trợ đi sau?

     

    Ở một số nước phát triển, ngành công nghiệp hỗ trợ thường đi trước một bước hoặc song hành cùng ngành công nghiệp chính, thì ở Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ lại đi sau. 

     

    Ngành dệt may Việt Nam có những bước tiến rất nhanh trong những năm qua nhưng vẫn đang gặp khó khăn lớn. Nguồn cung nguyên phụ liệu phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Năm 2018 nhập tổng cộng 3 tỉ bông, 2 tỉ sợi, 2,6 tỉ phụ liệu... Trong tổng số 36,2 tỉ USD xuất khẩu thì có xuất khẩu nguyên phụ liệu, vải xuất khẩu đạt 1,6 tỉ USD, phụ liệu 1,2 tỉ USD. Số liệu cho thấy khâu sản xuất vải rất hiếm, chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu sử dụng vải. Làm thế nào giải quyết khâu yếu và điểm nghẽn này và tập trung sản xuất vải cung cấp cho xuất khẩu, đó là điều trăn trở nhất.

     

    Dù xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khá cao nhưng chủ yếu gia công, gần 90% nguyên phụ liệu đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của Hiệp định và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định. Chúng ta vẫn phải nhập từng cây kim, sợi chỉ. 

     

    Công nghiệp hỗ trợ cho dệt may đi sau ngành công nghiệp chính

     


    Ở một số nước phát triển, ngành công nghiệp hỗ trợ thường đi trước một bước hoặc song hành cùng ngành công nghiệp chính. Nhưng ở Việt Nam, ngành công nghiệp hỗ trợ cho dệt may rất yếu.

     

    Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đi sau vì trước đây, doanh nghiệp dệt may chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Chuyên gia này cũng cho rằng, đầu tư công nghiệp hỗ trợ là khâu rất khó, khó cả công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực.

     

    Trước những khó khăn trên, ông Cẩm cho rằng, trong thời gian tới, cần tập trung chiến lược phù hợp tình hình hiện tại và tương lai. Chính phủ cần có chỉ đạo với các địa phương để sử dụng một số khu công nghiệp lớn để dành dệt nhuộm, có trung tâm xử lý nước thải, quan trắc. Các doanh nghiệp may phối hợp để đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ.

     

    Ngành dệt may Việt Nam có những bước tiến rất nhanh trong những năm qua nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng. 


    Hiện nay, có ý kiến cho rằng cần có làn sóng đầu tư lớn vào Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của FTA để hưởng lợi ích thuế quan. Nhưng trong vấn đề này, cần lưu ý phải đưa công nghệ tiên tiến vào chứ không đưa công nghệ lạc hậu. Thêm vào đó, cần phối hợp các nhãn hàng để họ chỉ định mua nguyên phụ liệu trong nước. Một số nhãn hàng nước ngoài chỉ định mua theo chuỗi của họ.

     

    Nhiều địa phương e ngại với ngành dệt may.

     

    Các địa phương cần thấy việc đầu tư vào dệt nhuộm để tận dụng cơ hội. Nếu các địa phương quay lưng không cấp phép vào dự án dệt nhuộm thì cũng khó. Nếu kiểm soát tốt sẽ đảm bảo được về nước thải. Có những dự án dệt nhuộm gây ô nhiễm nhưng sau khi xử lý vi phạm thì đã cải thiện được.

     

    Cần có sự hỗ trợ nhà nước về thuế, thuế VAT khi doanh nghiệp sử dụng vải trong nước may xuất khẩu nộp 10% trước rồi mới được hoàn lại. Đây là quá trình gây tốn kém, phiền hà. Một số doanh nghiệp muốn mở rộng, nhập máy móc thiết bị về, nếu dự án bình thường được hoàn thuế, còn dự án đầu tư mở rộng thì chưa được hoàn thuế ngay mà phải chờ phát sinh thuế VAT mới được hoàn. Nếu doanh nghiệp may xuất khẩu thì thuế bằng 0, lấy đâu thuế VAT để trừ? Điểm nghẽn là khâu dệt nhuộm, cần sự chung tay của chính phủ, địa phương.

    GỌI NGAY CHAT ZALO MESSENGER