Các bệnh viện thiếu khẩu trang, bác sĩ tự may bằng máy may gia đình

32/2 Tống Văn Hên, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.HCM

kixone24@gmail.com

0935 536 810
Tin tức

Các bệnh viện thiếu khẩu trang, bác sĩ tự may bằng máy may gia đình

    Tình trạng khẩu trang “cháy” hàng không chỉ xảy ra ở thị trường mà ngay cả trong bệnh viện cũng rơi vào tình trạng khan hiếm không có dùng.

     

    Các bệnh viện thiếu khẩu trang, bác sĩ tự may - 1

    Nhân viên y tế tự may khẩu trang mùa dịch.

    Theo thông tin của chúng tôi, hiện nay Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội (Bệnh viện lớn nhất miền Bắc) cũng rơi vào tình trạng khan hiếm khẩu trang để sử dụng phòng chống dịch.

    Hiện nay, việc cung ứng khẩu trang từ các nhà thầu bị ngưng lại mà bệnh viện lại phải mua khẩu trang với giá đấu thầu, trong khi đó đấu thầu ban đầu rất ít.

    Không chỉ khốn khổ về chênh giá mà ngay cả bệnh viện muốn mua cũng không thể mua nổi do tình trạng khan hiếm hàng.

    Các bệnh viện thiếu khẩu trang, bác sĩ tự may - 2

    Bác sĩ, điều dưỡng BV Từ Dũ, TP.HCM tự may khẩu trang dùng trong bệnh viện.

    Tương tự, tại Bệnh viện Việt Đức, phóng viên cũng nhận được thông tin tình trạng khan hiếm khẩu trang. Sử dụng khẩu trang cho nhân viên y tế cũng phải tiết kiệm nhất có thể. Bệnh viện đã phát miễn phí cho người nhà và bệnh nhân nhưng đến nay cũng không có khẩu trang để phát.

    Bác sĩ Nguyễn Thành – Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội cho biết vật tư và khẩu trang chống dịch của trung tâm vẫn đủ dùng và được Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Hà Nội phát nhưng bác sĩ Nguyễn Thành cũng lo lắng trước tình trạng dịch Covid - 19 hiện nay. Bác sĩ Thành cho biết các nguồn vật tư, khẩu trang phòng chống dịch đều khan hiếm chung.

    Các bệnh viện thiếu khẩu trang, bác sĩ tự may - 3

    Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Vi Hồng Kỳ - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu, Sơn La cho biết bệnh viện rơi vào tình trạng không có khẩu trang y tế dùng vì không mua được. Phía nhà thầu cũng không mua được và bệnh viện đã phải tính phương án tự may khẩu trang vải để sử dụng.

    Khẩu trang vải được bệnh viện tự may và dùng hai lớp vải, khuyến cáo sử dụng 2 khẩu trang liền lúc và sau đó sẽ được thu lại ở khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và hấp tiệt trùng lại để sử dụng tiếp theo. Việc sử dụng khẩu trang vải trong y tế trước đây đã được áp dụng và trong tình thế này sử dụng khẩu trang vải cũng là biện pháp đáng chú ý.

    Tại Bệnh viện Từ Dũ, trước tình hình khan hiếm khẩu trang y tế trong mùa chống dịch do virus Corona, bệnh viện cũng đưa ra biện pháp tự may khẩu trang y tế và tự pha dung dịch sát khuẩn để sử dụng. Các nhân viên áo trắng và đoàn viên thanh niên đang tranh thủ từng phút giây nghỉ trưa để sản xuất ra những chiếc khẩu trang giấy, khẩu trang vải để sử dụng. Đây là một trong các biện pháp chủ động trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh.

    TS BS Võ Xuân Sơn – Giám đốc trung tâm y khoa EXSON, TP.HCM cho biết EXSON cũng rơi vào tình trạng khan hiếm khẩu trang. Bác sĩ Sơn cho biết từ sau Tết đã rơi vào tình trạng không có khẩu trang để sử dụng. Lúc đó bác sĩ gọi cho đơn vị chuyên cung ứng sản phẩm khẩu trang cho phòng khám nhưng họ cũng chỉ lắc đầu và có cũng rất đắt đỏ.

    TS Sơn cho biết hiện tại lượng khẩu trang cho phòng khám sử dụng chỉ còn được khoảng 2 tuần nếu tình trạng không thể mua được khẩu trang y tế thì biện pháp may khẩu trang giấy, khẩu trang vải cũng được tính đến.

    Hiện nay, khẩu trang y tế vẫn là sản phẩm hot nhất ở phố chuyên bán vật tư y tế Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Anh L. một đầu mối khẩu trang y tế chuyên cung cấp cho các bệnh viện cũng lắc đầu vì không thể quay vòng được khẩu trang để cung ứng cho các hợp đồng đấu thầu cho năm 2020 từ trước đó.

    Lượng khẩu trang cần cung ứng đều không mua được do các nhà máy không xuất hàng ra. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng cho các trung tâm kiểm soát bệnh tật của các tỉnh cũng rất lớn.

    Không chỉ khẩu trang vải mà quần áo giấy phòng hộ chống dịch cũng cháy hàng. Trước đây, một bộ quần áo giấy chống dịch chỉ 25 – 30 nghìn đồng nhưng hiện tại đã lên 200 nghìn đồng.

    Đến thời điểm này, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 10 giờ 00, ngày 13/02/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV), số người nhiễm trên thế giới đã lên tới hơn 60.000 người và đã có 1.355 người tử vong, 8.053 người nguy kịch.

    GỌI NGAY CHAT ZALO MESSENGER